QUY TRÌNH THIẾT KẾ

Thứ sáu - 19/05/2023 14:06
Quy trình thiết kế thi công của Công Ty TNHH Kiến Trúc và Xây Dựng Hải Phong
QUY TRÌNH THIẾT KẾ

 

9 Bước Trong Quy Trình Thiết Kế Nội Thất




 
  1. Khảo sát hiện trạng công trình

Bước đầu tiên của quy trình thiết kế nội thất chính là khảo sát hiện trạng công trình. Nhà thiết kế nội thất sẽ trực tiếp đến công trình để tiến hành đo đạc khảo sát hiện trạng không gian tổng thể. Những nội dung cần được thực hiện trong bước này bao gồm:

  • Đo kích thước mặt bằng và tính tổng diện tích của không gian
  • Đo các kích thước hệ thống cửa chính, cửa sổ cũng như vị trí của nó so với sàn, diện tường, trần…
  • Đo vẽ chi tiết các đặc điểm của công trình như gạch ốp lát, chi tiết trang trí, trần, số lượng dầm, kích thước dầm…
  • Đo vẽ các hệ thống điện nước
  • Chụp ảnh hiện trường: chụp ảnh kỹ càng tổng thể và các góc, các không gian cần thiết kế.

Các số liệu kích thước này được thu nhập để giúp các chuyên gia thiết kế đưa ra các giải pháp về không gian, cách bài trí hợp lý để giúp khách hàng khắc phục và tối ưu không gian sống.

  1. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

Sau khi đã hoàn thành khâu khảo sát, tiếp theo bạn sẽ tìm hiểu và trao đổi với chủ đầu tư về những yêu cầu, mong muốn của họ. Nhà thiết kế nội thất cần thu thập những thông tin sau:

  • Độ tuổi, sở thích, mong muốn và nhu cầu của khách hàng như thế nào?
  • Tìm hiểu về phong cách nội thất, thẩm mỹ của khách hàng
  • Số người sử dụng cho không gian nội thất đó.

Sau khi đã có đầy đủ những thông tin về nhu cầu của khách hàng bạn sẽ chốt được một số vấn đề sau:

  • Phong cách thiết kế nội thất của không gian đó: tân cổ điển, cổ điện, hiện đại. nhiệt đới, Á Đông, Đương đại, ….
  • Các yêu cầu về chất liệu, vật liệu sẽ sử dụng để thiết kế nội thất, công năng sử dụng của các hạng mục nội thất
  • Ngân sách dự trù của khách hàng là bao nhiêu để đưa ra những phương án thiết kế phù hợp.
  • Chọn màu sắc phù hợp với phong thủy và tính thẩm mỹ.
  1. Thiết kế mặt bằng công năng – mặt bằng bố trí nội thất

Khi đã nắm được thông tin từ hai bước đầu, lúc này nhà thiết kế nội thất sẽ đưa ra phương án bố trí nội thất. Sơ đồ này thể hiện các dây chuyền công năng sử dụng, giao thông đi lại, phân chia phòng ốc sao cho hợp lý với nhu cầu sử dụng của từng thành viên trong gia đình.

Bạn sẽ nghiên cứu và đưa ra những phương án bố trí tối ưu nhất cho công trình thiết kế. Sẽ có từ 2-3 phương án bố trí mặt bằng để khách hàng xem xét và lựa chọn.

Từ mặt bằng công năng khách hàng nắm được sơ bộ hiện thiết kế bố trí nội thất, các hạng mục nội thất gồm bàn ghế, giường tủ, tủ bếp, … được bố trí ở những vị trí nào trong không gian. Sau khi chủ đầu tư xem các phương án thiết kế mặt bằng công năng sẽ xem có cần phải chỉnh sửa hay thay đổi gì nữa không, nếu đã đồng ý với phương án mặt bằng thì sẽ chuyển sang giai đoạn lên ý tưởng thiết kế.

  1. Lên ý tưởng thiết kế

Trong lúc phân chia không gian thì nhà thiết kế nội thất cũng đã hình dung ra trước ý tưởng thiết kế cho không gian đó. Ý tưởng này được đưa ra dựa trên những nhu cầu của chủ đầu tư và sự sáng tạo của nhà thiết kế nội thất.

  1. Thực hiện bản vẽ 3D và gửi khách hàng duyệt

Tiếp theo, người thiết kế nội thất sẽ sử dụng các phần mềm vẽ như 3Dsmax-Vray, Photoshop để đưa những ý tưởng của mình thành những hình ảnh chân thực 3D. Trong bản vẽ 3D này sẽ bao gồm:

  • Chi tiết thiết kế từng không gian nội thất
  • Hình ảnh chi tiết nội thất từng phòng, từng đường nét, hình dáng.
  • Chi tiết về màu sắc và sự phối màu trong không gian. Sự phối hợp màu sắc của các hạng mục nội thất như trần, sàn, trang trí tường, ốp lát, bàn ghế, kệ tủ, các đồ vật trang trí.

Bản vẽ thiết kế 3D trong nội thất là hỉnh ảnh mô tả chi tiết một không gian nội thất sau khi đã hoàn thiện do vậy khi phối cảnh 3d cần có nhiều view, mỗi view là một góc nhìn khác nhau trong không gian nội thất đó để chủ đầu tư nắm được rõ hơn tổng thể căn phòng sau khi hoàn thiện.

Bản vẽ này sẽ được gửi tới khách hàng để họ hình dung ra được sau khi hoàn tất thi công thì không gian của mình sẽ trông như thế nào.

  1. Chỉnh sửa bản vẽ đến khi khách hàng hài lòng

Trong trường hợp khách hàng hoàn toàn hài lòng với bản thiết kế 3D thì nhà thiết kế sẽ không cần phải chỉnh sửa thêm bản thiết kế của mình. Tuy nhiên, trong thực tế chủ đầu tư thường có những thay đổi và mong muốn khác hoặc cần bổ sung thêm những chi tiết nào nữa thì lúc này, bạn sẽ phải chỉnh sửa bản vẽ 3D cho đến khi nào khách hàng duyệt phương án cuối cùng. Điều này hoàn toàn bình thường trong thiết kế nội thất, bởi khách hàng họ có những ý kiến chủ quan riêng của họ và có những lúc sẽ bị tác động bởi những ý kiến xung quanh. Việc thay đổi hay cần chỉnh sửa thêm là việc bạn thường xuyên phải làm trong thiết kế nội thất

  1. Tư vấn, cùng khách hàng chọn vật liệu và phương án thi công

Bước thứ 7 trong quy trình thiết kế nội thất đó là lựa chọn chất liệu vật liệu phù hợp hợp với ngân sách của khách hàng. Khi khách hàng đưa ra con số cụ thể để đầu tư thiết kế cho không gian, bạn sẽ phải biết được dựa trên ngân sách đó thì có thể sử dụng những vật liệu như thế nào vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ nhưng đặc tính công năng cũng không thể thiếu đi.

  1. Bàn giao bản vẽ thi công cho xưởng

Công việc tiếp theo của nhà thiết kế nội thất khi khách hàng đã duyệt phương án vật liệu, thi công đó chính là thực hiện bản vẽ kỹ thuật và bàn giao cho xưởng sản xuất.

Hồ sơ thi công nội thất bao gồm các yếu tố:

  • Kích thước, Vị trí, ký hiệu của chi tiết, đồ đạc
  • Chủng loại vật liệu, mã hiệu của vật liệu, thiết bị
  • Màu sắc theo mã, hoặc theo mẫu
  • Thiết kế bố trí mặt bằng sơ đồ công năng
  • Bản vẽ ốp lát sàn, trần
  • Bản vẽ chi tiết đồ gỗ nội thất

Bản vẽ kỹ thuật phải thể hiện được đầy đủ thông số kích thước cấu tạo của từng hạng mục nội thất thì khi khi đưa xuống các xưởng, người thợ sẽ tiến hành sản xuất đúng theo những thông số kỹ thuật trên bản vẽ.

  1. Giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng thi công công tình.

Công việc giám sát, kiểm tra cần được thực hiện kỹ càng từ khâu sản xuất đến khâu thi công hoàn thành công trình.

Trong quá trình sản xuất đồ nội thất, bạn cần phải xuống trực tiếp các xưởng để giám sát kiểm tra kĩ lưỡng từng chi tiết trước khi sản phẩm được hoàn thiện và vận chuyển lên công trình. Công việc này nhằm mục đích chắc chắn rằng kích thước cấu tạo của đồ vật đó đã đúng chưa, vật liệu có đúng với yêu cầu hay không, dán cạnh hay màu sơn đã chính xác như trong hồ sơ thi công. Trong trường hợp xảy ra lỗi, chi tiết lỗi phải được sửa chữa ngay tại xưởng. Nhờ vậy hạn chế rủi ro sai sót xảy ra tại công trình.

Sản phẩm nội thất hoàn thiện xuất xưởng được đóng thành các kiện hàng chuyển vận chuyển bằng tới công trình. Đơn vị thi công tiếp nhận và lắp đặt đơn hàng nhưng không phải đơn vị nào cũng thi công đúng, đạt yêu cầu. Có thể những sai sót sẽ phát sinh trong quá trình thi công do đó, nhà thiết kế nội thất cũng phải đi trực tiếp giám sát công trình để tránh những sai sót trong thi công.


 

quytrinh

 

 


 

quytrinh

 


 
back to top
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây